Tranh chấp quyền nhiếp chính Thỏa thuận Tito–Šubašić

Peter II (trái) và Thủ tướng của chính phủ Nam Tư lưu vong Ivan Šubašić đã có xung đột về thành phần của hội đồng nhiếp chính theo Thỏa thuận Tito-Šubašić.

Trong cuộc gặp với Churchill và Eden vào ngày 21 tháng 12,[21] và trong các bức thư gửi Thủ tướng Anh ngày 29 tháng 12 năm 1944 và ngày 4 tháng 1 năm 1945, Peter II đã bác bỏ đề xuất nhiếp chính, cho rằng điều đó là vi hiến. Tuy nhiên, Churchill ép nhà vua chấp nhận mọi quyết định liên quan đến quyền nhiếp chính. Mặc dù vậy, vào ngày 11 tháng 1, nhà vua vẫn chính thức phản đối hội đồng nhiếp chính và quyền lập pháp của Hiệp hội giải phóng dân tộc Nam Tư chống phát xít, đồng thời bác bỏ Thỏa thuận Tito–Šubašić. Vào ngày 22 tháng 1, nhà vua sa thải Šubašić vì đã ký thỏa thuận mà không hỏi ý kiến ông về vấn đề này.[22]

Đáp lại, Anh đã tìm kiếm và nhận được sự ủng hộ của Hoa Kỳ để Šubašić tiến hành thực hiện thỏa thuận với Tito. Nguyên nhân có thể là do Anh lo ngại Liên Xô có thể đơn phương công nhận Ủy ban Quốc gia Giải phóng Nam Tư là chính phủ Nam Tư.[23] Từ ngày 25-29 tháng 1, Peter II rút lại việc miễn nhiệm Subašić sau khi thương lượng với ông và đồng ý rằng chính phủ lưu vong sẽ từ chức. Šubašić sẽ được bổ nhiệm lại với nhiệm vụ đại diện cho nhà vua, thể hiện quan điểm của ông trong việc bổ nhiệm nhiếp chính.[24]

Khi chính phủ do Šubašić lãnh đạo dự kiến quay trở lại Belgrade vào ngày 7 tháng 2, nhà vua đề xuất một chế độ nhiếp chính bao gồm Dušan Simović, Juraj Šutej (một thành viên trong chính phủ của Šubašić) và Dušan Sernec (một thành viên của Ủy ban Quốc gia Giải phóng Nam Tư). Vào ngày 5 tháng 2, Tito từ chối chấp nhận Šutej và đề xuất Ủy ban Quốc gia Giải phóng Nam Tư). Vào ngày 5 tháng 2, Tito từ chối chấp nhận Šutej và đề cử Ante Mandić (một thành viên của Hiệp hội giải phóng dân tộc Nam Tư chống phát xít) thay thế. Ngày hôm sau, Šubašić phản đối việc bổ nhiệm Simović, với lý do ông quyết định đầu hàng phe Trục vào năm 1941 mà không hỏi ý kiến các bộ trưởng khác của chính phủ. Thay vào đó, ông đề xuất bổ nhiệm Sreten Vukosavljević, người từng là thành viên chính phủ của ông trong giai đoạn sau Hiệp ước Vis. Tranh chấp trển đã dẫn đến sự chậm trễ trong việc di dời chính phủ.[25]

Thỏa thuận Tito – Šubašić đã được thảo luận và ủng hộ tại Hội nghị Yalta. Hội nghị đã đưa ra một thông cáo kêu gọi thực hiện thỏa thuận, mở rộng Hiệp hội giải phóng dân tộc Nam Tư chống phát xít để bao gồm các thành viên của quốc hội Nam Tư cũ, những người không cộng tác với các phe Trục, và đệ trình các đạo luật Hiệp hội giải phóng dân tộc Nam Tư chống phát xít lên để phê chuẩn bởi một hội đồng cử tri được bầu.[26] Thông cáo từ Hội nghị Yalta được Maclean chuyển tới Tito, và Tito đã chấp nhận toàn bộ. Peter II và Šubašić chấp nhận thông cáo chung vào ngày 12 tháng 2. Nhà vua đã thay thế đề cử Dušan Simović, trong khi vẫn kiên trì đề cử Šutej vào hội đồng. Tito từ chối cả hai đề cử.[27]

Vào ngày 26 tháng 2, Tito và Šubašić đã ký kết một thỏa thuận bổ sung chỉ định Srnec và Mandić là thành viên người Slovene và Croat của hội đồng nhiếp chính và cung cấp danh sách bốn thành viên người Serb tiềm năng để nhà vua lựa chọn. Nhà vua được thông báo rằng ông còn đến cuối tuần để ra quyết định, nếu không, sẽ coi là ông đã đồng ý. Peter II cuối cùng đã chọn Srđan Budisavljević (một cựu bộ trưởng trong chính phủ lưu vong). Nhà vua đã trình quyết định này với chủ tịch Hiệp hội giải phóng dân tộc Nam Tư chống phát xít, Ivan Ribar, tại London vào ngày 3 tháng 3. Chính phủ Šubašić sẽ từ chức sau ba ngày. Hội đồng nhiếp chính sau đó đã chỉ định một chính phủ lâm thời gồm 28 thành viên vào ngày 7 tháng 3 theo Thỏa thuận Tito – Šubašić.[28]